Trong xu thế phát triển đa dạng loại hình du lịch, tour du lịch ẩm thực không chỉ đơn thuần là nhân tố hỗ trợ mà phải trở thành mục đích của chuyến đi.
Ẩm thực Việt Nam rất hấp dẫn du khách
Khái quát văn hóa ẩm thực Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền ẩm thực phong phú, có truyền thống lâu đời và rất khoa học.
Ẩm thực Việt Nam được chia làm 3 trường phái chính: ẩm thực miền Bắc thường ít sử dụng gia vị, chú trọng vào việc tôn lên hương vị đặc trưng của thực phẩm. Ẩm thực miền Trung với đại diện là Huế với nhiều nét đặc sắc của ẩm thực cung đình, ẩm thực chay, ẩm thực dân gian. Miền Nam mang trong mình cái dư vị của ẩm thực thời khẩn hoang.
Ẩm thực Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử, với nhiều loại thực phẩm, gia vị, phương pháp chế biến khác nhau. Sự giao thoa với văn hóa ẩm thực của Trung Hoa, Pháp (2 nền ẩm thực lớn trên thế giới), Án Độ... càng làm đa dạng hơn các món ăn Việt.
Văn hóa ẩm thực Việt phong phú và đa dạng
Ẩm thực Việt Nam được xây dựng trên cơ sở hòa hợp âm dương, ngũ hành, rất tốt cho sức khỏe. Gần đây nhiều tạp chí danh tiếng trên thế giới đã bình chọn Việt Nam là một trong những điểm đến tuyệt vời về ẩm thực.
Thực trạng tour du lịch ẩm thực tại Việt Nam
Theo thống kê, mỗi năm có 320 triệu lượt du khách lựa chọn tour ẩm thực cho chuyến đi của mình. Nắm bắt được nhu cầu đó, rất nhiều quốc gia đã thiết kế các tour ẩm thực dành riêng cho du khách với nhiều hoạt động như: tham quan, nghỉ dưỡng, học nấu món ăn địa phương...
Còn tại Việt Nam, tuy đã có sự quan tâm nhất định, nhưng không phải lúc nào văn hóa ẩm thực cũng được sử dụng trong các hoạt động xúc tiến du lịch. Ảm thực mới chỉ là thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Một số công ty nhanh nhạy với thị trường đưa ẩm thực vào như một phần của chuyến đi. Nhưng chỉ dừng ở mức tổ chức bữa ăn, 1 - 2 buổi học nấu ăn. Tuy vậy vẫn có nhiều khó khăn như: thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất không đủ để đón khách đoàn.
Khám phá món ăn ngon, sản vật địa phương là lựa chọn của nhiều du khách
Việc giới thiệu văn hóa ẩm thực Việt một cách có chiều sâu và hệ thống chưa được tính đến, và nhất là chưa có chiến lược phát triển lâu dài, thiếu sự quan tâm sâu sát của các ban, nghành liên quan.
Phát triển tuor du lịch ẩm thực
Để xúc tiến du lịch trong đó các món ăn tiêu biểu được giới thiệu đến du khách, cần nghiên cứu đầy đủ đặc điểm của các món ăn, có công thức chung thống nhất để tiện đánh giá, phân loại. Mỗi món ăn được giới thiệu phải bao gồm: nguồn gốc xuất sứ, lịch sử hình thành và phát triển, qui trình chế biến, hình thức thể hiện, yêu cầu cảm quan, giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa với cộng đồng.
Rất cần những hội chợ quảng bá...
Giới thiệu ẩm thực Việt Nam
hay các lớp dạy nấu ăn như thế này
Ngoài những món đặc trưng cho quốc gia, thì mỗi vùng miền nên xây dựng và đưa vào quảng bá các món ngon của địa phương, thay vì chỉ tái đi tái lại vài món như: phở, gỏi cuốn, chả cá...
Các món ăn đặc trưng, được quan tâm nhiều sẽ được giới thiệu tới du khách thông qua các hoạt động trình diễn, giới thiệu; tham gia các tuần lễ văn hóa, ẩm thực, festival. Các hoạt động quảng bá, giới thiệu cần được tổ chức thường xuyên và phải được đánh giá nghiêm chỉnh, rút kinh nghiệm cho các lần tiếp theo.
Ngoài việc tham gia trực tiếp như trên, các ban, ngành có liên quan, các công ty lữ hành cũng nên thường xuyên xuất bản các catalogue, làm các đoạn phim quảng cáo, chủ động tiếp cận, đang tải trên cac báo, tạp chí, kênh truyền hình quốc tế.
Trong thời Internet việc truyền bá và tiếp cận thông tin trở nên nhanh chóng và tiện lợi. Những người làm du lịch cũng không nên bỏ qua các trong thông tin điện tử, mạng xã hội; ứng dụng Thương mại Điện tử cho mời chào, quản lý tour tuyến.
Kết luận
Món ăn Việt tuy ngon, được ưu chuộng nhưng ngành du lịch vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực Việt. Việc khai thác tour du lịch ẩm thực vẫn chưa có chủ chương cụ thể, chính sách rõ ràng, thiếu các chương trình hành động cụ thể.
Phát triển du lịch trên cơ sở sử dụng các yếu tố văn hóa ẩm thực cần phải được quan tâm, và đầu tư hơn nữa từ ngành du lịch, nhất là sự quan tâm, tạo điện kiện của nhà nước. Đây không chỉ đơn giản là phát triển du lịch, phát triển kinh tế mà còn góp phần giữ gìn và phát huy và phổ biến hơn nữa văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Nguyễn Hà